Số 50, Đường Cây Keo, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, TP. HCM congtyvlxdthaoanh@gmail.com

Ưu thế của vật liệu xây dựng thân thiện môi trường

Tin Tức

Tin Tức

Ưu thế của vật liệu xây dựng thân thiện môi trường

Ngày đăng : 13/03/2024 - 3:06 PM

Số liệu thống kê của Viện Vật liệu Xây dựng ghi nhận vật liệu truyền thống khiến mất đất nông nghiệp, gia tăng hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải độc hại. Cụ thể cứ một tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất khai thác ở độ sâu khoảng 2 m, tương đương 75 ha đất nông nghiệp. Việc dùng than làm nhiên liệu đốt nung gạch còn tạo ra hiệu ứng nhà kính và lượng lớn khí thải độc hại.

Dự báo đến năm 2020, nhu cầu xây dựng nếu sử dụng gạch nung tại Việt Nam có thể đạt mức 42 tỷ viên. Nếu đáp ứng số lượng này thì sẽ phải tiêu tốn từ 50-70 triệu m3 đất, tương đương khoảng 3.000 ha đất nông nghiệp, tiêu thụ khoảng 6 tỷ tấn than nung và thải ra môi trường khoảng 23 tỷ tấn CO2.

Trong khi đó, điểm nổi bật của vật liệu xây dựng xanh là thân thiện với môi trường, được cân nhắc mức độ ảnh hưởng suốt vòng đời trước khi đưa vào sản xuất. Vật liệu xanh cũng bao gồm các vật liệu truyền thống có tác động tích cực đến công trình xây dựng, tiết kiệm năng lượng.

Theo ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam, hiện nay các vật liệu xanh phổ biến trong xây dựng bao gồm panel cách nhiệt, gạch không nung, kính Low-E, tấm lợp sinh thái, gạch bê tông siêu nhẹ (bê tông bọt khí), sàn nhựa bê tông, đá nhân tạo...

"Vật liệu xanh đáp ứng các yếu tố không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường xung quanh, có khả năng tái chế, tiết kiệm tài nguyên, vòng đời sử dụng dài và có thể tái sử dụng", ông Thanh nhận xét.

Từ những tác động lên môi trường của vật liệu xây tô truyền thống, Chính phủ đã phê duyệt đề án sử dụng vật liệu xanh, vật liệu không nung, mục tiêu đạt tỷ lệ thay thế vật liệu nung truyền thống 30-40% năm 2020.

Chính vì thế, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế, là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Không chỉ kế thừa ưu điểm của vật liệu truyền thống, vật liệu xây dựng xanh còn khắc phục nhược điểm ảnh hưởng đến môi trường. 

"Vật liệu xây dựng xanh cần đáp ứng yêu cầu giảm phản xạ với ánh nắng mặt trời cao, giảm tối đa nhiệt lượng hấp thụ và ngậm nhiệt giữ lại. Nhờ đó nền nhiệt không gian xung quanh khu vực công trình không nóng lên quá nhiều bởi tác động của việc bê tông hóa", ông Thanh nói.

Tối ưu chi phí bằng kết hợp vật liệu

Vật liệu xanh có nhiều ưu điểm về mặt chất lượng và thẩm mỹ, song chưa được sử dụng nhiều do thị trường và tâm lý người tiêu dùng so với vật liệu truyền thống. Mặt khác người tiêu dùng còn nghi ngại khi tiếp cận những kênh thông tin về thông số kỹ thuật, lợi ích tiện dụng, tính năng hiệu quả, khiến họ chưa đánh giá đúng giá trị của vật liệu này. 

Khảo sát thực tế do Công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam thực hiện cho thấy chi phí xây dựng bằng gạch truyền thống cho nhà cao tầng, cao ốc thương mại và chung cư khá cao.

Trong khi đó với các loại hình nhà xưởng, Phương Nam đã đưa ra giải pháp kết hợp sử dụng vật liệu xanh cùng phương pháp khung thép tiền chế để tiết kiệm chi phí so với các loại vật liệu truyền thống. Để chống nóng, chủ đầu tư có thể thay bằng tôn cách nhiệt cho phần mái và panel Pisocy cách nhiệt, chống cháy cho phần vách, trần.

Bài viết khác

Ưu thế của vật liệu xây dựng thân thiện môi trường

0917286368

0901871999